Máy ghi địa chấn Địa chấn phản xạ

Bài chi tiết: Máy ghi địa chấn

Từ những năm 1990 các máy ghi địa chấn (Seismograph) số hóa và điều hành bằng máy tính PC ra đời, giải quyết nhiều khó khăn của thời kỳ trước. Số liệu được số hóa bằng các chip ADC nhanh, ghép ít hoặc không ghép kênh (Multiplex), và lưu trữ trên đĩa cứng. Các mẫu máy đều phủ kín đòi hỏi kỹ thuật của tất cả các dạng đo trong thăm dò địa chấn. Tuy nhiên khi đo ghép nhiều máy, thì chúng hoạt động độc lập và nối với nhau bằng đường khởi động đo (Trigger) để thống nhất thời điểm t=0. Ví dụ Terraloc Mark-6 (Thụy Điển), Seistronix RAS-24 (Mỹ).[18]

Sau đó ra đời các máy ghi địa chấn có kết nối mạng LAN, như Geometrics Geode, truyền số liệu về máy tính trung tâm điều khiển. Nó cho phép kết nối hàng trăm máy, trong đó mỗi máy đảm nhận một đoạn, để lập ra hệ thống hàng ngàn kênh đo.

Để phục vụ khảo sát ở vùng rải dây khó khăn, một số hãng đưa ra mẫu máy ghi địa chấn 1 hoặc 3 kênh, ghi kết quả vào bộ nhớ bán dẫn, có kết nối qua sóng radio hoặc Wi-Fi. Ví dụ Sercel Unite (Pháp) [19], Sigma Observer (Nga) [20]. Số liệu có thể được chuyển sang máy tính tại thực địa, hoặc sau khi kết thúc ngày đo đạc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Địa chấn phản xạ ftp://geom.geometrics.com/pub/seismic/DataSheets/P... http://cygnus.ocean.dal.ca/public/klouden/ERTH4470... http://www.appliedacoustics.com/product/sub-bottom... http://www.gedco.com/Uploads/Publications/duchesne... http://www.geometrics.com/geometrics-products/ http://www.geometrics.com/geometrics-products/seis... http://books.google.com/books?id=k8SSLy-FYagC&pg=P... http://esd.halliburton.com/support/lsm/ggt/promaxs... http://iseis.com/documents/sigma_presentation.ppt http://www.mitchamindustries.com/products-for-leas...